Vai trò của vẽ bàn tay trong bán thân người

ve ban tay nguoi 1

ve ban tay nguoi 20

     Khi vẽ bán thân người không thể không nói đến các chi trên, đặc biệt là hai bàn tay. Tuy chiếm một diện tích khiêm tốn trên cơ thể con người song bàn tay lại có vị trí cực kì quan trọng không những trong đời sống mà ngay cả trong biểu đạt giá trị nghệ thuật. 

     Tay rất khó vẽ, đầu tiên là do cấu trúc hình khối vì tay là một bộ phận nhỏ nhưng phức tạp. Hệ xương bàn tay gồm 3 khối với 27 đốt xương từ cổ tay cho đến các ngón tay, có đặc điểm cấu tạo khác nhau. Cùng với các cơ bàn tay tạo nên những hoạt động đa dạng, phong phú.

ve ban tay nguoi 7

ve ban tay nguoi 26

ve ban tay nguoi 4

ve ban tay nguoi 5

ve ban tay nguoi 6

ve ban tay nguoi 8

     Cái khiến cho sinh viên hoặc những người mới học vẽ đau đầu khi vẽ bàn tay là cấu trúc hình khối. Nói cho cùng, có đến mười sáu dạng hình khối khác nhau của cả bàn tay, mỗi đốt ngón tay ... Vì vậy, sinh viên phải quan sát kĩ và từ đó vận dụng khái niệm hình khối để lần lượt vẽ ra hình dạng của các bộ phận trên bàn tay, cũng như quyết định đến chiều hướng hoặc các chiều hút của chúng.

ve ban tay nguoi 12

ve ban tay nguoi 13

ve ban tay nguoi 14

ve ban tay nguoi 15

ve ban tay nguoi 17

ve ban tay nguoi 18

      Để quy nạp được các mối quan hệ hình khối của cả bàn tay là điều khó khăn, bởi những hình dạng đó không bất biến mà luôn thay đổi. Ví dụ: mu bàn tay thường có dạng cong, khum nhưng nếu lòng bàn tay áp chặt xuống mặt bàn thì bàn tay biến thành dẹt phẳng, lưng bàn tay khi thu ngắn lại rất ngắn nhưng khi duỗi ra lại rất dài... Tất cả những yếu tố này, cùng với góc nhìn và nguồn sáng chiếu vào đòi hỏi sinh viên phải nắm thật vững mới không bị sai sót khi dựng hình và ả trong qua trình tiến hành bài vẽ.

ve ban tay nguoi 19

ve ban tay nguoi 23

     Nói đến bán thân người, chỉ nói đến vai trò của hai bàn tay là chưa đủ. Bởi bàn tay chỉ là một bộ phận của chi trên nên còn phục thuộc vào hoạt động của cánh tay. Vẽ đúng, vẽ đẹp hình dáng bàn tay là quan trọng, song nếu không chú ý tới cấu tạo hình thể, nhất là độ gấp khúc của khuỷu tay thì mọi cố gắng vẽ cho được bàn tay cũng không có giá trị. Giải phẫu tạo hình đã giới thiệu đầy đủ, thậm chí rất nhiều chi tiết cấu tạo của cánh tay nhưng trong thực tế, vận động của con người lại luôn thay đổi. Cũng có thể do chiều hướng quan sát của góc nhìn mà cánh tay có những thay đổi về hình dạng.

     Giải phẫu tạo hình là chuẩn mực ,là khoa học, còn hoạt động thực tế của con người là ứng dụng, là biến đổi. Sinh viên cần xác định rõ điểm này để có thể vận dụng trong thực tế. Khi vẽ cần xác định đúng chiều hướng, độ rút ngắn, tỉ lệ và tương quan thật của cánh tay. Các độ rút ngắn và tỉ lệ khác nhau do vị trí quan sát và hoạt động của cánh tay đều tuân theo quy luật của mắt nhìn. Đó là điều sinh viên cần nắm vững trong quá trình tiến hành bài vẽ bán thân người.

ve ban tay nguoi 21

ve ban tay nguoi 22

ve ban tay nguoi 24

ve ban tay nguoi 16

ve ban tay nguoi 3

ve ban tay nguoi 2

ve ban tay nguoi 10

ve ban tay nguoi 11

>>> Các hình dáng vẽ tay và chân người